5 yếu tố ảnh hưởng đến phép tính chiều sâu chôn móng
5 yếu tố ảnh hưởng đến phép tính chiều sâu chôn móng là tính chất đặc điểm, cấu tạo của công trình; điều kiện địa chất của công trình; điều kiện thủy văn trong khu vực; chiều sâu chôn móng của các công trình lân cận và trị số, đặc tính của trọng tải. Để tìm hiểu chi tiết hơn, mời bạn đọc cùng LE VAN GROUP đọc qua các thông tin tổng hợp dưới đây!
Tính chiều sâu chôn móng dựa trên tính chất, đặc điểm, cấu tạo của công trình
Dựa trên tính chất, đặc điểm, cấu tạo của công trình có thể tính được tải trọng công trình tác dụng lên nền móng. Thông qua đó xác định được chiều sâu chôn móng. Với các công trình nhà ở có diện tích nhỏ, dưới 6 tầng thì nên chọn móng đơn hoặc móng băng để tiết kiệm chi phí thi công móng. Với công trình nhà 1, 2 tầng, diện tích nhỏ thì nên sử dụng móng đơn còn 3-5 tầng là dùng móng bằng. Các công trình diện tích rộng > 300m2, móng băng là lựa chọn phù hợp nhất, đảm bảo nền móng bền vững và an toàn, ổn định.
Công trình có diện tích lớn, trên 7 tầng thì nên chọn móng sâu, ép cọc hoặc cọc khoan nhồi. Như vậy mới đảm bảo chịu được tải trọng lớn từ công trình. Những công trình lớn, tính chiều sâu chôn móng dựa trên cơ sở xác định tính chất công trình, nằm chắc được quy mô công trình mà mình muốn xây dựng. Còn các công trình nhỏ lẻ như nhà sàn, nhà rông thì xử lý móng theo cách chân cột đóng sâu xuống đất nền sử không dùng móng nông, móng sâu hay các loại móng thông thường khác. Ngoài ra, cũng nên lưu ý công trình đó có xây dựng tầng hầm, hệ thống giao thông liên lạc ngầm hay tầng hầm rượu?
Tính chiều sâu chôn móng dựa trên điều kiện địa chất của công trình nhà ở.
Phải biết rằng điều kiện địa hình và địa chất của công trình nhà ở một một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sử dụng loại móng nào và chiều sâu chôn móng là bao nhiêu thì hợp lý. Điều kiện địa hình được chia thành 3 nhóm chính là vùng đồi núi cao, địa hình bằng phẳng, địa hình ven biển. Vậy tính chiều sâu chôn móng dựa trên cơ sở nào của tự nhiên? Thứ nhất, đối với các công trình ở đồi núi, trên nền đất dốc rất dễ bị sạt lở, móng sâu là lựa chọn tối ưu nhất, đảm bảo an toàn cho công trình. Cũng vùng đồi núi mà địa hình mặt phẳng, vẫn có thể sử dụng móng nông. Còn loại địa hình bằng phẳng, thường thì nên chọn móng nông. Điều kiện địa hình ven biển nên chọn móng sâu.
Công trình được xây ở sườn dốc, đáy móng nằm ngang là nguyên tắc cần nhớ:
– Đối với điều kiện địa chất: Điều kiện địa chất là yếu tố quyết định cơ bản để chọn loại móng phù hợp, tính được chiều sâu chôn móng chính xác nhất. Với các công trình nhỏ, cần xác định đó là đất vườn bình thường, đất liền thổ hay là đất feralit. Nếu địa chất là một trong ba loại đất này, vẫn có thể sử dụng móng nông. Suy cho cùng, móng nông được ứng dụng cho loại đất là các lớp đất sét (sét pha) có độ dày từ 5 – 7m được phân bố ở phía trên. Móng nông có nhiều loại, tùy vào từng nhóm đất nền mà sử dụng loại móng nông khác nhau. Thường thì móng bè được sử dụng cho các loại đất nền yếu hơn.
– Với các loại đất bùn áp, đất cát, đất ruộng thì nên sử dụng móng sâu thay vì móng nông. Một lưu ý đáng nhớ là kể cả công trình dù nhỏ đến mấy, nếu như đất nền yếu, cần sử dụng móng sâu để đảm bảo tính an toàn và bền vững cho công trình. Với các công trình biệt thự sân vườn có diện tích lớn, quy mô hoành tráng thì nên thuê đội thợ khảo sát địa chất, xác định được tính chất, điều kiện đất đai, chỗ nào đất yếu, chỗ nào đất cứng. Từ kết quả khảo sát chọn được móng sâu hay nông cùng chiều sâu chôn móng phù hợp.
Đất yếu, dù ở bất kỳ địa hình nào vẫn nên dùng móng sâu. Vậy đặc tính của đất yếu là?
– Đất nền yếu thường là đất sét có nhiều hữu cơ, chịu lực thấp (0.5 – 1kg/cm2).
– Đất có tính nén lún lớn (a > 0.1 cm2/kg) với hệ số rỗng e lớn (e > 10) và độ sệt lớn (B > 1). Modun biến dạng bé (E < 50kg/cm2). Khả năng chống cắt của đất nền yếu rất thấp, khả năng thấm nước thấp, hàm lượng nước trong đất cao, độ bão hòa nước G > 0.8, dung trọng thấp. Các loại đất yếu thường gặp trong các công trình xây dựng hiện nay là:
+ Đất sét mềm: Chỉ hai loại đất sét hoặc á sét tương đối chặt, có trạng thái bão hòa nước, cường độ thấp. Công trình xây dựng nhỏ hơn 1 tầng có thể sử dụng móng bản ở loại đất sét mềm này nhưng phải đáp ứng được điều kiện đất sét không chứa quá nhiều hữu cơ.
+ Đất bùn: Các loại đất tạo thành trong môi trường nước, có hạt mịn, luôn trong trạng thái dư nước, hệ số rỗng lớn, đất yếu về mặt chịu lực, không chịu được tải trọng lớn.
+ Đất than bùn: Là loại đất yếu có nguồn hữu cơ, được hình thành do kết quả phân hủy bởi các chất hữu cơ trong đầm lầy, hàm lượng hữu cơ đất than bùn có thể lên đến 80%.
+ Cát chảy: Gồm các loại cát mịn, kết cấu hạt khá rời rạc nên có thể nén chặt hoặc pha loãng tùy theo nhu cầu sử dụng. Loại đất này khi chịu tải trọng động thì chuyển sang trạng thái chảy. Do đó, nó có tên là cát chảy, một loạt đất yếu thường thấy trong dự án.
+ Đất bazan: Là loại đất yếu có độ rỗng lớn, dung trọng thấp, thấm nước cao, dễ sụt lún.
Tính chiều sâu chôn móng dựa trên điều kiện thủy văn trong khu vực xây dựng.
Tính chiều sâu chôn móng dựa trên điều kiện thủy văn trong khu vực xây dựng. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến phép tính trong chiều sâu chôn móng. Chẳng hạn như độ sâu của mạch nước, vị trí mạch nước ngầm hay xây nhà gần ao hồ điều là các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chôn móng, từ đó lựa chọn phương án móng phù hợp nhất. Nên đặt móng cao hơn mực nước ngầm để giữ kết cấu của đất. Tuyệt đối không tháo nước trong quá trình thi công, sẽ ảnh hưởng đến móng nhà, gây bất lợi xây dựng.
Tính chiều sâu chôn móng của nhà hoặc công trình lân cận trong xây dựng.
Các công trình nhà lân cận trong khu vực xây dựng cũng ảnh hưởng đến phép tính chiều sâu chôn móng. Trong trường hợp này, nên đặt chiều sâu chôn móng ngang với đáy móng công trình liền kề bên cạnh. Trong trường hợp đất liền thổ, công trình nhà phố, nhà ống, nên đặt móng sâu để kết cấu công trình bền vững. Chiều sâu chôn móng phải sâu hơn so với nhà lân cận, đảm bảo giữ được kết cấu của đất dưới chiều sâu chôn móng. Nếu như chôn móng sâu thì nhà liền kề dễ bị nghiêng và lún một bên, ảnh hưởng không nhỏ, nên cần lưu ý vấn đề này. Đối với công trình xây dựng sân vườn, tiểu cảnh, không cần thiết quan tâm đến yếu tố móng của nhà hoặc công trình lân cận trong xây dựng.
Tính chiều sâu chôn móng dựa trên ảnh hưởng của trị số và đặc tính của trọng tải
Khi trọng tải lớn, cần tăng chiều sâu chôn móng. Kho móng chịu tải trọng lệch tâm lớn cần chôn móng có độ sâu thích hợp để đảm bảo tính ổn định và bền vững cho móng nhà.
Ngoài ra, điều kiện khí hậu của khu vực cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công trình trong quá trình chôn móng. Nếu như khu vực đặt công trình dễ nhập lụt hoặc mùa mưa kéo dài thì nên chọn chiều sâu móng ở mức an toàn để tăng chất lượng của móng, đầm nén thật chặt để móng chịu được tải trọng lớn và tác động từ thời tiết, mưa.
>>> 5 yếu tố ảnh hưởng đến phép tính chiều sâu chôn móng đã được chia sẻ qua các thông tin ở trên. Mong rằng, bài viết này đã giúp ích cho bạn đọc muốn hiểu rõ hơn về nền móng cũng như phép tính về chiều sâu chôn móng, các đặc tính của đất nền yếu.
Tham khảo: https://levan.vn/5-yeu-to-anh-huong-den-phep-tinh-chieu-sau-chon-mong/
Không có nhận xét nào: